Thứ tư, Ngày 8 Tháng 5 Năm 2024

Diễn đàn trao đổi

Gửi Email In trang Lưu
Suy nghĩ về đổi mới phong trào thi đua yêu nước

15/06/2015 08:49

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi và phát động phong trào "Thi đua ái quốc" đó đến nay vừa tròn 67 năm (11/6/1948 11/6/2015). Thực hiện lời kêu gọi của Bác, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) với nhiều hình thức, quy mô đa dạng, nội dung phong phú, được các tầng lớp nhân dân trong cả nước hưởng ứng thực hiện và đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Chính những kết quả của các phong trào TĐYN đã mang tính quyết định cho sự thành công trong việc giữ gìn, bảo vệ chính quyền nhân dân từ những ngày đầu mới thành lập và đến nay đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng và an ninh, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN...Tuy nhiên, những năm trước đây, do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện hết sức khó khăn, nội dung các phong trào TĐYN chủ yếu tập trung khơi dậy, phát huy tinh thần và truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự lực, tự cường của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức nhằm mục tiêu giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào TĐYN ít được quan tâm đến hiệu quả một cách đầy đủ, nhiều phong trào chưa thực sự được đặt đúng vị trí và tầm vóc của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
            Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế do Đảng ta phát động, mọi phong trào đều phải xác định chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội là mục tiêu của thi đua và hiệu quả kinh tế- xã hội đạt được làm thước đo để đánh giá phong trào; chất lượng và hiệu quả trở thành yêu cầu bức thiết của các phong trào trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đổi mới toàn diện các phong trào TĐYN trở thành yêu cầu cấp bách trong quá trình phấn đấu thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
          Để đạt được những yêu cầu trên, các phong trào TĐYN trong thời gian tới, cần phải đẩy mạnh đổi mới một số mặt sau:
          Thứ nhất: Phải đổi mới tư duy đối với các " Phong trào thi đua yêu nước". Một mặt tiếp tục quán triệt tinh thần và tư tưởng " Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua"... coi từng phong trào thi đua là kế hoạch thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội qua từng bước, từng giai đoạn; mỗi bước, mỗi giai đoạn phải đạt được mục tiêu nhất định; Vì vậy, về mục tiêu của mỗi phong trào thi đua, cần phải tính toán kỹ lưỡng đến chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của nó; về hình thức tổ chức phong trào, cần phải có phát động, có tổng kết, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm, có thời hạn (Có bắt đầu, có kết thúc)..., qua đánh giá, mới có thể xem xét mức độ đạt được mục tiêu, đồng thời lựa chọn được những mô hình, điển hình tiên tiến và định hướng cho phát động phong trào cho giai đoạn tiếp theo.
            Thứ hai: Khi phát động một phong trào thi đua, việc vô cùng quan trọng là lựa chọn nội dung của phong trào phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, không nên xác định nội dung quá lớn. Nội dung thi đua phải nằm trong nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và cá nhân người thực hiện; người thực hiện có khả năng và điều kiện thực hiện; khi thực hiện phải thể hiện rõ kết quả; cần đặc biệt tránh việc lựa chọn nội dung chung chung, thiếu cụ thể hoặc không gắn với chức năng, nhiệm vụ của người thực hiện.
            Thứ ba: Phát động phong trào thi đua phải có sự phân công trách nhiệm một cách rõ ràng cho người thực hiện, đặt ra được mục tiêu mà người thực hiện phải đạt được trong từng thời gian; phân công người kiểm tra, người đánh giá, tổng kết.
            Thứ tư: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của phong trào TĐYN nói chung, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và trong việc rèn luyện, giáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mối quan hệ "Với mình, với người, với việc".
            Thứ năm: Trong quá trình tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, phải thể hiện tinh thần học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đó là tinh thần tự giác, tự thân, tự mình thực hiện, mỗi người phải tự mình rèn luyện ý thức "Thi đua là để rèn luyện ý chí của bản thân".
            Thứ sáu: Trong suốt quá trình tổ chức thực hiện và trong đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua, phải bảo đảm thật sự dân chủ, công bằng, khách quan, phải luôn với tinh thần "Thi đua cùng làm tốt", phải luôn chú ý khắc phục các "Bệnh thành tích", "Bệnh ganh đua", " Bệnh hữu danh vô thực" hoặc tự huyễn hoặc mình.
           Thứ bảy: Cấp ủy, tổ chức Đảng trong mỗi cơ quan, đơn vị phải thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các phong trào thi đua, củng cố và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo việc lựa chọn nội dung, hình thức, mục tiêu, thời gian tổ chức và đánh giá các phong trào thi đua trong cơ quan mình.
             Tám là: Để phong trào thi đua đi vào thực chất, có chất lượng và có hiệu quả, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong cơ quan, đơn vị phải thật sự gương mẫu, tự giác, dân chủ, công bằng, công tâm trong thực hiện và đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua cũng như biểu dương khen thưởng trong cơ quan, đơn vị mình./.

Minh Tư

Tin khác

Nghiệp vụ trong tổ chức thực hiện nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng (19/05/2015 09:56)

Thực hiện “đăng ký danh hiệu thi đua” hay" đăng ký tham gia phong trào thi đua"? (07/05/2015 15:26)

Nâng cao chất lượng công nhận sáng kiến các cấp (14/04/2015 17:13)

Công an Huyện Quang Bình thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy (18/03/2015 14:39)

“Ba chuẩn” so sánh trong đánh giá công tác thi đua, khen thưởng (11/03/2015 11:07)